Đề nghị tăng lương sớm hơn 6 tháng

Ngày 27/10, một số đại biểu đã đề xuất tăng lương sớm hơn 6 tháng. Trước vấn đề này, Bộ Tài chính cho rằng việc tăng lương sớm có nguy cơ lạm phát cao.

Bộ Tài chính nói về vấn đề tăng lương sớm.
Bộ Tài chính nói về vấn đề tăng lương sớm.

Trước đó, tại Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá XV, Chính phủ đã trình lên Quốc hội việc tăng lương cơ sở cho các bộ công chức, viên chức từ 1,49 triệu đồng lên 1,8 triệu đồng, áp dụng từ 1/7/2023.

Các cuộc thảo luận diễn ra ngày 22/10 và 27/10, một số đại biểu đề nghị tăng lương cơ sở sớm hơn 6 tháng, cụ thể là 1/1/2023 thay vì 1/7/2023.

Giải trình về ý kiến tăng lương cơ sở của đại biểu, Bộ Tài chính cho rằng việc điều chỉnh lương sớm hơn dự kiến sẽ gây khó khăn trong kiểm soát lạm phát.

Theo Bộ tài chính, mặc dù đây là nhiệm vụ xã hội, chính trị quan trọng và cấp thiết, nhất là trong đại dịch Covid-19 vừa qua cùng các vấn đề về xăng dầu, hàng hóa cơ bản… ảnh hưởng đến nhân dân cả nước (trong đó có cán bộ công chức, viên chức). Tuy nhiên, việc cải cách chính sách lương cần được thực hiện một cách thận trọng và hài hòa với mục tiêu điều hành kinh tế – xã hội để tránh nguy cơ lạm phát cao.

Qua đó, Chính phủ tiếp tục tham mưu đến các cấp thẩm quyền chưa thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW trong năm 2023. Thay vào đó sẽ tăng lương cơ sở lên mức 1,8 triệu đồng (tăng 20,8%), cơ bản bù đắp mức độ trượt giá trong thời gian dài vừa qua.

Bộ Tài chính cho biết thêm: “Ngoài ra, thời điểm thực hiện từ ngày 1/7/2023 thay vì từ 1/1/2023 là do thời điểm đầu năm gần với tết dương lịch và âm lịch, nhu cầu mua sắm sử dụng hàng hóa dịch vụ của người dân và doanh nghiệp tăng mạnh. Nếu thực hiện cải cách tiền lương vào thời điểm này sẽ gây thêm sức ép lên điều hành giá cả do tâm lý tăng lương đi kèm với tăng giá, gây khó khăn cho việc kiểm soát lạm phát”.

>>>Có thể bạn quan tâm: Đại biểu đề nghị tăng lương sớm hơn 6 tháng

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *