Đồng thời chịu 2 đòn giáng xuống cùng một lúc: chiến sự giữa Nga – Ukraine và đồng Euro giảm mạnh. Kinh tế các nước châu Âu đang bị ảnh hưởng trực tiếp. Đồng tiền chung của châu Âu suy yếu sẽ dẫn đến một loạt những vấn đề xảy ra.
Đồng Euro hiện tại ra sao?
Ngay từ khi xung đột giữa Nga – Ukraine diễn ra vào tháng 2/2022, đồng Euro đã rục rịch chuyển mình thay đổi mạnh theo chiều hướng giảm. Đã có lúc Euro giảm xuống điểm cực đại, thấp nhất trong 20 năm qua. Tính từ năm 2002, lúc đồng Euro được chính thức giới thiệu với người tiêu dùng.
Vào ngày 14/7, đồng Euro đã có lúc đứng ngang hàng với đồng USD khi 1 Euro = 0,9952 USD. Đến sáng ngày hôm qua (10/8) đồng Euro đã lên lại và đang ở mức 1,02 USD.
Đồng Euro mất giá sẽ gây khó khăn cho sự phát triển kinh tế của các nước châu Âu cũng như người dân nơi đây. Người Mỹ sẽ đến du lịch châu Âu với giá cực rẻ. Tuy nhiên, đó lại là mối lo ngại với người doanh nghiệp châu Âu khi phải nhập nguyên liệu sản xuất, hàng hóa từ Mỹ với giá cao hơn. Từ đó, giá hàng nội địa chắc chắn cũng tăng theo và lạm phát tăng mạnh là điều khó tránh khỏi.
Nếu Euro giảm thì GDP cũng sẽ giảm theo. GDP giảm sẽ dẫn đến kinh tế suy thoái, lạm phát, thất nghiệp, đồng tiền mất giá… Như vậy vòng tuần hoàn sẽ xoay vòng và rất khó để giữ được nền kinh tế đất nước được ổn định.
Tại sao đồng Euro giảm mạnh?
Nguyên nhân chính khiến đồng Euro giảm mạnh chính là chiến sự Nga – Ukraine kéo dài suốt mấy tháng qua. Việc Nga ngừng cung cấp khí đốt cho các nước châu Âu trong bối cảnh khí đốt tăng cao khiến nền kinh tế khu vực này bắt đầu ảm đạm.
Thị trường châu Âu đang lạm phát nghiêm trọng. Lĩnh vực năng lượng và dầu thô cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Kèm theo đó là tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước châu Âu chững lại khiến Euro bị giảm giá theo.
Ngoài ra, chính sách lãi suất của ECB và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cũng góp phần khiến đồng tiền chung của châu Âu chao đảo. Euro được xem là đồng tiền “kình địch” của Euro. Khi Washington đang cố gắng thúc đẩy giá trị của đồng USD để chống lạm phát. Các nhà đầu tư đã cảm thấy hấp dẫn trước USD và hầu như bỏ qua đồng Euro khiến nó sụt giá nghiêm trọng.
Tương lai nào sẽ đến với đồng Euro
Giới chuyên gia nhận định, chắc chắn Euro sẽ không thể nào tăng lại trong thời gian ngắn. Có thể, khả năng Euro sẽ lại giảm về mốc 0,9 USD trong tháng tới nếu nguồn cung cấp khí đốt và năng lượng cho châu Âu tiếp tục bị gián đoạn.
Khẳng định đồng Euro đang trong giai đoạn khủng hoảng cũng không đúng. Vì thực tế nền kinh tế toàn cầu đang bị ảnh hưởng sau đại dịch chứ không riêng gì châu Âu. Có chăng thì châu Âu ảnh hưởng nặng hơn do thiếu thốn nguồn khí đốt.
Thứ nhất, đồng Euro sẽ chỉ tăng nhẹ trở lại nếu những lý do dẫn đến việc khiến nó giảm sút được giải quyết. Tuy nhiên, để trở lại với giá cao như trước kia thì sẽ cần một khoảng thời gian dài.
Thứ 2, hướng giải quyết của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ khiến đồng Euro đảo chiều. Hiện tại ECB quá chậm chạp và chưa quyết liệt trong việc chống lạm phát. Vì vậy, ECB cần tìm cách tránh tăng lãi suất quá mạnh để không ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, ECB cũng cần phải thúc đẩy giá trị của đồng Euro trong thời gian tới.
Theo tập đoàn tài chính UniCredit, đồng Euro sẽ tăng trở lại vào cuối năm 2022 thì vấn đề lạm phát được giải quyết. Giới đầu tư sẽ được các ngân hàng trung ương hỗ trợ tâm lý để giảm sức mua đối với đồng USD.